Top 5 loại trà sâm phổ biến nhất hiện nay

29/04/2022

1-Trà xanh

Trà xanh (lục trà) là loại trà không trải qua quá trình oxy hóa như trà đen và trà oolong. Trà xanh có nhiều hình dạng khác nhau: lá dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn, vo viên như hình thuốc súng…; màu sắc thường là màu xanh xám, xanh đen, xanh nhạt hơi vàng nhưng khi pha nào nước lá trà cho màu xanh lục tươi sáng đẹp mắt, nước trà cũng có màu xanh hoặc xanh vàng, vị tươi hơi chát.

Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên

Trà xanh là loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam, trở thành văn hóa ẩm thực đặc trưng và cũng là loại được nhiều thế hệ yêu thích. Trà xanh thường được trồng tại một số vùng trung du có khi hậu mát mẻ, điều kiện khi hậu phù hợp như  Thái Nguyên,Phú Thọ, Hòa Bình,Yên Bái, Sơn La, Bảo Lộc (Lâm Đồng) trong đó Thái Nguyên được coi là đất tổ của dòng trà trung du này .

Chế biến


Trà xanh được chế biến ngay sau khi hái lá chè, chỉ trải qua 4 giai đoạn:phơi héo, lên hương, dệt men,vò chè, đánh khô.

Trà xanh có chế biến bằng cả phương pháp thủ công và hiện đại. Phơi khô dưới ánh nắng, sao khô trên chảo, rổ, than hoa là những phương pháp thủ công phổ biến. Sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại.


Công dụng


Quy trình sản xuất trà như trên giúp cho trà xanh giữ lại được lượng caffeine, polyphenol và các chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá trà. Nói chung là trà xanh giữ lại được nhiều dược tố tốt, trong đó vitamin C chỉ có trong trà xanh, trà xanh cũng có chứa một chất kim rất hiếm là mangan (trà ô long cũng có một ít)

Uống trà xanh hằng ngày không chỉ giúp tỉnh táo sảng khoá,tăng cường trí nhớ  mà còn giúp lọc thận lợi tiều, kháng khuẩn, giảm cholesterol ,chống viêm, ổn định huyết áp ,giải độc gan, hỗ trợ phòng chống ung thư

2-Trà Ô Long

Trà Ô Long được gọi chung nhóm “thanh trà” là một nhóm lớn những loại trà được lên men khoảng từ 20% đến 80%. Mức độ oxy hóa này phản ánh qua màu lá trà cũng như màu nước trà pha từ xanh sang vàng, hổ phách, nâu đỏ

Loại trà này ngày nay rất được ưa chuộng bởi có sự đa dạng về hương vị. Trà trở nên ngọt ngào hơn hẳn so với trà xanh, vị chát rất mềm mại. Nó có thể có hương giống gỗ, hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây, hương mật ong…rất hấp dẫn.

Trà Oolong truyền thống

Lâm Đồng hiện là vùng đất sản xuất trà Ô Long chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sản lượng tập trung ở các giống Oolong Thuần chủng, Oolong Tứ Quý, Kim Tuyên, Thúy Ngọc ; các giống này đều thuộc giống trà Oolong  Cao Sơn,giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất xuất xứ từ Đài Loan.

Ngoài ra, người tiêu dùng trong nước còn tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu như Oolong Cao Sơn Đài Loan, trà Bao Chủng Đài Loan, Bạch Hào Oolong, Oolong Phúc Kiến, Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào,…

Chế biến:

Trà Oolong trải qua quá trình chế biến phức tạo nhất trong các loại trà, với đầy đủ 5 giai đoạn. Trong giai đoạn làm dập và oxy hóa được lặp lại để tạo nên hương vị mong muốn. Một mẻ trà ô long thành công mất ít nhất 32 giờ chế biến liên lục.

Trong quá trình chế biến này, caffeine trong lá trà liên kết với tanin tạo thành nên Tanat caffein tan trong nước nóng tạo ra hương thơm và giúp cho trà ô long trở nên mềm mại, ít đắng chát (tanin có vị chát, caffein vị đắng).


Công dụng:

Trà Oolong  không chỉ đa dạng về mùi hương giúp nâng cao trải nghiệm thưởng thức trà mà hương thơm của trà còn giúp giải tỏa căng thẳng và có lợi cho hô hấp, do vậy trà được sử dụng nhiều trong giao tế và thưởng lãm.

Trà Oolong  với những phản ứng từ quá trình oxy hóa còn tạo ra nhiều dược chất có lợi. Uống trà Oolong  hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng ,hỗ trợ tăng cường sức đề kháng ,ngừa cảm cúm và hỗ trợ giảm hấp thụ chất béo

3-Trà Đen

​Trà đen (Hồng Trà – Black Tea) .Lá trà được oxy hóa hoàn toàn nên trà thành phẩm có màu đen, thơm nồng, nước trà pha ra có màu đỏ nâu, vị ngọt hậu đặc trưng. Trong khi trà xanh chỉ giữ được hương trong vòng 1 năm thì trà đen vẫn giữ được hương thơm của nó trong nhiều năm,tại nhiều nơi ở Trung Quốc trà đen đóng bánh,càng để lâu giá trị càng cao, có những bánh trà có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. Đó là nguyên nhân ngày xưa Trung Quốc buôn bán trà đen khắp nơi sang Mông Cổ, Âu Châu theo con đường Tơ Lụa.

Trà Đen – Black Tea

Trà đen không phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên đây là một dòng trà rất được ưu chuộng  tại các nước Phương Tây, trà đen thường được lấy nguyên liệu từ dòng trà trung du thân thấp,tuy vậy tại một số tỉnh ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam, trà đen được lấy nguyên liệu từ dòng trà Shan Tuyết cổ thụ,đây là dòng trà có phẩm giá cao, rất được các “quý” khách hàng ưa chuộng.

Chế biến:

Lá trà được trải qua lần lượt 5 bước của quy trình làm trà, trà được Oxy hóa hoàn toàn. Trà đen là loại trà duy nhất không áp dụng kỹ thuật diệt men. Quá trình oxy hóa trà xảy ra các phản ứng hóa học, pholyphenol giảm 90% đồng thời sinh ra thành phần Theaflavin và Thearubigins. Nếu tỷ lệ Theaflavin và Thearubigins hòa hợp sẽ cho ra nước trà màu đỏ tươi sáng.

Các nước sản xuất trà đen nhiều nhất hiện nay là Ấn Độ,Đài Loan, Trung Quốc, Srilanca, thị trường tiêu thụ chính là Châu Âu và Mỹ

Công dụng:

Trà Đen được biết đến với tác dụng làm ấm, hỗ trợ tiêu hóa và đặc biệt là tăng cường chức năng tim mạch.

Trà Đen cũng biết đến với khả năng giải độc do có chứa nhiều alkali  có thể hấp thụ kim loại nặng cùng kiềm sinh vật, đồng thời cũng lắng đọng phân giải. Điều này là một tin vui với người dùng bởi nguồn nước và thực phẩm hiện nay đang ngày càng bị nhiễm bẩn.

4-Trà trắng

​Trà trắng (Bạch Trà) là loại trà hoàn toàn được làm bằng búp non từ giống trà lá to trồng ở vùng núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, cây trà thân cao, ít sâu bệnh. Vùng trà Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc là điều kiện thích hợp để làm trà trắng.

Bạch Trà 

Gọi là trà trắng vì có lớp lông mao bao phủ trên búp trà, màu trắng tinh khôi, đẹp mắt. Nước trà màu vàng nhạt, rất trong, vị trà và hương thơm tinh tế, tuy nhiên một lưu ý với dòng trà này không nên ngâm với thời gian lâu quá sẽ gây vị đắng. Vì chỉ lấy búp trà để chế biến nên thành phần dược chất quan trọng trong trà rất cao, giá trà thành phẩm cũng đắt hơn so với các loại trà khác (một lạng trà khô phải hái rất nhiều búp trà mới có được).

Chế biến:

Trà trắng có quy trình chế biến tối giản nhất trong các loại trà, chỉ đơn giản là làm héo và hong khô dưới bóng râm. Mục đích của việc hạn chế gia công là để giữ lại hình thức trắng muốt của bạch trà, việc sử dụng nhiệt độ cao có thể làm cháy các mao trà vốn nhạy cảm.

Ngày nay, bạch trà có thể được làm thủ công bằng cách hong khô dưới bóng cây. Cách làm này cần nhiều thời gian nên búp trà có xảy ra tình trạng lên men từ 10-20%, nước trà sẽ vàng hơn. đa phần bạch trà hiện nay đều được làm khô bằng máy nên độ lên men rất đều và thấp, chỉ ở khoảng 8-10%.

Công dụng:

Cách chế biến đơn giản giúp trà trắng giữ lại nhiều dược chất có lợi giống như trà xanh. Búp trà luôn được đánh giá cao nhờ có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, các loại vitamin, polyphenol cao nhất trên 37%, theanin cũng cao nhất (theanin là chất tạo cảm giác thăng hoa còn gọi là “trà khí” khi uống trà).

Trà trắng được đánh giá có khả năng hạn chế cholesterol, chống oxy hóa tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn tế bào ung thư.

5- Trà Sâm

Sâm Ngọc Linh năm 2021 là một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới. Sâm ngọc linh được ví như báu vật của vùng đại ngàn Tây Nguyên và giờ đây Sâm Ngọc Linh được xem là "Quốc bảo của Việt Nam".

Đến thời điểm hiện tại năm 2021, Sâm Ngọc Linh tự tin rằng đã hoàn toàn có thể đứng ngang tầm với các dòng sâm quý trên thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách tổng quát về Sâm Ngọc Linh như: thành phần, tác dụng, cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả.

Chế biến:

Cách sử dụng Trà sâm Ngọc Linh lại vô cùng đơn giản:  

Cách 1: Pha trà – cho vài lát sâm vào ấm, tráng qua với nước sôi và bỏ nước tráng này đi, kế đến đổ nước sôi vào ngâm vài phút rồi dùng đến khi sâm nhạt màu, phần bã sâm Ngọc Linh đừng bỏ mà ăn bình thường.

Cách 2: Sử dụng sâm túi lọc, sử dụng túi lọc với nước nóng (70 - 80 độ) từ 2-3 phút sau đó thưởng thức

Dùng Sâm Ngọc Linh rất tốt cho những người bệnh mới ốm dậy, người còi cọc gầy yếu từ nhỏ, người suy dinh dưỡng, người già yếu, người thiếu máu hay những người đang điều trị một số bệnh cần hóa trị, xạ trị mất sức.. Do tất cả dưỡng chất có trong sâm đều là các thành phần cần thiết cho cơ thể và hệ tiêu hóa, giúp kích thích ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa tốt, hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng, ngăn chặn sự hình thành của một số tác nhân gây bệnh, từ đó đem đến tác dụng bồi bổ cơ thể.

Bài viết gần đây